Vận chuyển hàng hoá

Quy định của pháp luật về cung ứng lao động đi Nhật Bản

architecture, japan, kyoto-1869398.jpg

Việc người lao động đi làm việc ở Nhật Bản hiện nay đang dần phổ biến và

thường thông qua hình thức ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung ứng lao động đi Nhật Bản.

Vậy pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào, hãy cùng chúng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây..

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao

động số: 69/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020;

2. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.

Hợp đồng cung ứng lao động đi Nhật Bản

Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ

Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của

mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước

ngoài.

Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của

nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây:

– Thời hạn của hợp đồng;

– Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao

động;

– Nước tiếp nhận lao động;

– Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài;

– Điều kiện, môi trường làm việc;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

cung ứng lao động đi Nhật Bản

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây

– Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao

động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và

phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động;

quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp

đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

– Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển

về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

– Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước

tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi,

cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức

khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

– Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc

làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

– Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam

và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm

xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao

động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch

vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện;

– Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với

doanh nghiệp dịch vụ;

– Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm hợp

đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

– Được chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước

ngoài với doanh nghiệp dịch vụ khi doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam

kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường

hợp hai bên có thỏa thuận khác;

– Được gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật

của nước tiếp nhận lao động;

– Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền dịch vụ theo quy định của pháp luật;

– Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc giới thiệu bên bảo lãnh

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm

việc ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:

– Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

– Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong

tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp

nhận lao động;

– Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

– Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật;

– Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân

thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo

hợp đồng lao động;

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt

Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

– Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo

nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài

hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày

kể từ ngày nhập cảnh;

– Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của

pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

– Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước;

– Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với

doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 180 ngày kể từ, ngày chấm dứt hợp đồng lao

động.

Dịch vụ vận chuyển

Hotline tư vấn:  088.888.9466

Email: Support@dichvuvanchuyen.vn

Website: https://dichvuvanchuyen.vn/

Hệ thống: Thủ tục pháp luật

Địa chỉ: 5 TT2, đường Vũ Lăng, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

———————————-

Vận chuyển đài loan

Vận chuyển quốc tế

Xuất nhâp khẩu Việt nam Đài loan

xuất khẩu lao động

xuất khẩu lao động đài loan

xuất khẩu lao động nhật bản

FB: https://www.facebook.com/vinaeximcoxkld

Trở lại danh sách